Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống âm thanh hội nghị, hội thảo? ở bài viết này nhật anh media xin chia sẻ đến các bạn một số kiến thức cơ bản, khái quát nhất và dễ hiểu về hệ thống âm thanh hội nghị, hội thảo. Xin mời mọi người đọc bài viết dưới đây.

1. Hệ thống âm thanh hội nghị, hội thảo là gì?
Hệ thống âm thanh hội nghị, hội thảo là những thiết bị âm thanh được thiết kế và lắp đặt để phục vụ cho các buổi hội thảo, hội nghị, giúp việc trao đổi thông tin giữa những người tham dự trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Một hệ thống âm thanh hội thảo bao gồm nhiều thiết bị khác nhau như: loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm, hệ thống phiên dịch, hệ thống phân phối ngôn ngữ hồng ngoại, hệ thống bỏ phiếu, hệ thống hiển thị hình ảnh trực tuyến… Tùy thuộc vào mục đích, nội dung của hội thảo mà có thể có thêm hoặc bớt các thiết bị khác. Tuy nhiên, có những thiết bị cơ bản mà hệ thống âm thanh hội thảo nào cũng cần phải có đó là loa, amply, micro, bộ điều khiển trung tâm.
2. Lợi ích của việc lắp đặt hệ thống âm thanh hội nghị hội thảo
Hệ thống âm thanh hội thảo mang lại sự chuyên nghiệp và hiệu quả cho những buổi hội thảo, hội nghị. Với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống âm thanh, người phát biểu, thuyết trình sẽ không bị mệt, người nghe sẽ tập chung lắng nghe và nghe rõ ràng không bị bỏ xót ý của người phát biểu, người thuyết trình. Với sự hỗ trợ chức năng cho phép và không cho phép phát biểu sẽ giúp cho buổi hội nghị, hội thảo không bị xáo trộn. Hệ thống mang lại sự thoải mái, tiện nghi cho những người tham gia hội nghị, góp phần tạo nên sự thành công của buổi hội thảo, hội nghị.
3. Tư vấn lựa chọn hệ thống âm thanh hội thảo, hội họp phù hợp

Việc đầu tiên trước khi lựa chọn thiết bị hệ thống là cần phải chú ý đến việc xác định diện tích không gian nơi diễn ra hội nghị, hội thảo. Nếu không gian rộng, có độ dội âm và độ vang cao thì cần phải cải tạo lại không gian để đảm bảo âm thanh đạt chuẩn nhất. Nên xử lý cách âm bằng cách sử dụng các vật liệu cách âm như cao su, bông thủy tinh, xốp cách âm… cũng có thể sử dụng các vách gỗ tiêu âm, tán âm để giúp âm thanh được hay hơn. Để giảm tiếng ồn từ tầng trên xuống thì có thể sử dụng trần thạch cao. Trần thạch cao nên đổ cách trần bê tông 1 khoảng và phải kín để không có khe hở trên trần. Đối với các cửa ra vào và cửa sổ phải xử lý để âm thanh không bị lọt qua. Có thể xử dụng xốp, silicon hay các dải cao su chèn vào các khe cửa, cạnh cửa để ngăn âm thanh không bị rò rỉ. Diện tích của phòng hội nghị, hội thảo quyết định khá nhiều đến việc lựa chọn các thiết bị trong hệ thống âm thanh hội nghị, hội thảo.
- Loa: Đối với loa, đây là thiết bị đóng vai trò quan trọng mang âm thanh đến cho người nghe. Chúng đóng vai trò quan trọng khi quyết định hệ thống của bạn có hoạt động tốt không, âm thanh có hay, có được truyền đạt tốt hay không. Đối với việc lựa chọn loa thì diện tích phòng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến công suất và số lượng loa sẽ cần dùng. Nếu phòng rộng thì sẽ cần loa có công suất lớn và số lượng loa nhiều hơn. Nên chọn lựa những loại loa có kích thước nhỏ gọn và có trọng lượng nhẹ để có thể dễ dàng lắp đặt, treo tường.
- Amply: chiếm 40% chất lượng của hệ thống âm thanh nên khi lựa chọn amply cũng cần cân nhắc, chú ý cẩn thận. Nên chọn amply có mức công suất lớn hơn tổng công suất của tất cả loa. Amply có công suất lớn sẽ giúp loa hoạt động bình thường và ổn định, hạn chế hiện tượng méo tiếng hoặc tiếng bị rè. Nếu là phòng hội nghị hội thảo rất lớn thì phải sử dụng mixer và cục đẩy công suất để hỗ trợ tốt cho hệ thống âm thanh.
- Micro dùng trong hệ thống âm thanh hội nghị, hội thảo được chia ra làm 2 loại là micro chủ tọa và micro đại biểu. Hiện tại trên thị trường phân ra thành 2 dòng micro, đó là hệ thống micro hội nghị, hội thảo có dây và không dây.
– Micro chủ tọa là micro dành riêng cho người lãnh đạo, người điều khiển cuộc họp và có chức năng được ưu tiên phát biểu trước hoặc tắt và bật các micro đại biểu xung quanh. Micro chủ tọa có thể điều khiển được nhiều micro đại biểu cùng một lúc.
– Micro đại biểu là micro dành cho những người tham gia cuộc họp dùng để phát biểu ý kiến riêng. Khi cần phát biểu thì người nói sẽ ấn nút trên micro để được kết nối đến hệ thống.
– Đối với micro thì nên lựa chọn micro cổ ngỗng, micro đặc dụng cho hội nghị, hội thảo. Số lượng micro nên bằng tối đa số lượng người tham dự hội nghị, để đảm bảo những người tham dự ai cũng có micro. Nên lựa chọn micro cổ ngỗng có khả năng bắt tiếng tốt, có khả năng chống hú, rít. Nếu có bục phát biểu thì nên chọn micro không dây để tránh dây nối làm mất thẩm mỹ và vướng víu khi di chuyển.
Bên trên là những kiến thức cơ bản khi chọn hệ thống âm thanh hội nghị, hội thảo. Hiện tại nhật anh đang cung cấp trọn bộ hệ thống âm thanh hội nghị có dây và không dây của hãng âm thanh Takstar, với nhiều ưu điểm vượt trội, hỗ trợ tích hợp kết nối với hệ thống hiển thị để tổ chức những cuộc họp, hội nghị, hội thảo trực tuyến. Với giá thành rẻ, chất lượng tốt, thời gian bảo hành lên đến 15 tháng, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật trọn đời sản phẩm. Liên hệ với nhật anh media qua số Hotline 0967230091 để được tư vấn cụ thể.